Nét ẩm thực đặc trưng của vùng đất Cà Mau
Trên hành trình du lịch Cà Mau sẽ không bao giờ khám phá hết nếu chưa tìm hiểu văn hóa ẩm thực của con người, vùng miền nơi đây. Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rừng, biển, sông, ao đan xen kẽ nên là điều kiện sinh sống lý tưởng cho nhiều loài động thực vật ở nước mặn; nước ngọt và nước lợi; kể cả các loài vật trên trời; dưới đất và dưới nước. Người ta bản địa nơi đây thậm chí còn ăn một số loại côn trùng như nhuộng ong, dế, sâm đất. Hầu hết các loại đều có thể chế biến thành các món ăn ngon. Ngoài các loại tươi sống, vùng đất địa cuối Tổ quốc còn nổi tiếng với các loại dưa; mắm lóc, mắm tôm, cá khô và tôm khô…
Sự phong phú của các loài động thực vật trên rừng và dưới biển góp phần sản sinh ra những món ăn ngon; mang hương vị dân dã, giản dị. Các món ăn thường được chế biến rất đơn giản; không cầu kỳ nhưng cách trang trí cầu kỳ mang lại sự rất hấp dẫn cho món ăn. Điểm đặc biệt trong ẩm thực nơi đây là do nguyên liệu tươi ngon và hương vị hấp dẫn.
Cua Cà Mau
Từ lâu cua Cà Mau không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc… Cua Cà Mau được đánh giá là cua ngon nhất trong cả nước vì hàm lượng mỡ thấp; protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin rất bổ dưỡng. Thịt cua Cà Mau vừa chắc; vừa thơm, vừa ngọt, vừa bùi và gạch cua thì béo ngậy không chê vào đâu được. Cua được chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như rang me; rang muối, hấp, cua trộn gỏi rau càng cua, bánh canh cua …
Cua đá rang muối
Khi đến Cà Mau, nếu thực khách muốn ăn cua biển thì có lẽ đến bất cứ quán ăn; nhà hàng nào cũng có. Nhưng nếu muốn ăn cua đá thì thực khách phải đến đúng quán mới thưởng thức được món ngon này.
Cua đá con không to như cua biển; con lớn nhất cũng chỉ bằng nắm tay; hình dáng nhìn hao hao như cua đồng. Có lẽ vì gọi là cua đá nên càng cua đá cũng cứng như đá. Muốn lấy được phần thịt bên trong thì phải dùng chày để đập hoặc dùng kềm để kẹp cho vỡ ra.
Cua đá có thể chế biến được nhiều món; nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cua đá rang muối. Cua đá khi rang xong sẽ chuyển sang màu đỏ; thịt có màu trắng, mềm, hơi dai; thơm lừng, ăn có vị ngọt. Cua đá thường ăn kèm với rau răm và chấm với muối tiêu chanh.
Cá thòi lòi
Cá thòi Lòi là đặc sản của vùng rừng ngập mặn Cà Mau vừa biết lặn, chạy trên mặt nước; trên cạn và còn biết leo cây. Cá thòi loì có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá không có xương dăm lại thơm ngon; giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt thịt cá không tanh… nên được chế biến ra nhiều món ăn ngon như: nướng muối ớt; kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù, làm khô…Nhưng món cá thòi lòi nướng trui là món ăn thơm ngon, dân dã mà lại dễ chế biến nhất. Điểm đặc biệt của cá thòi lòi nướng trui mà không loại cá nào thay thế được đó là khi để nguội thịt cá cũng không tanh mà vẫn bốc mùi thơm ngun ngút.
Khô cá thòi lòi cũng là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Khô thòi lòi chiên hoặc nướng vẫn giữ được hương vị thơm ngon riêng khác hẳn loài cá khác. Khô cá thòi lòi được nhiều du khách tìm mua khi đến Cà Mau.
Sò huyết nướng mọi
Sò huyết là một loại hải sản; là một đặc sản ở vùng Đất Mũi Cà Mau. Sò huyết sinh sống chủ yếu ở vùng bãi bồi; sông rạch; ao đầm nuôi tôm thuộc các vùng đất ngập mặn ven biển. Theo y học cổ truyền; sò huyết có vị ngọt; tính mặn, có tác dụng bổ huyết; kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú; chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như can xi, magiê và kẽm giúp bồi bổ và tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể con người.
Hiện nay, trên thị trường đa số là sò huyết nuôi; kích cỡ nhỏ nên đem rang muối, rang me hoặc các món khác thì phù hợp. Nếu muốn ăn sò huyết nướng mọi thì phải tìm sò rừng (tức là loại sò huyết sinh sống trong tự nhiên ở khu vực Bãi Bồi Mũi Cà Mau. Sò huyết nướng mọi phải ăn lúc còn nóng; chấm với muối tiêu chanh và thường ăn kèm với rau răm.
Vọp nướng chấm muối tiêu chanh
Nếu có dịp lại vùng Đất Mũi Cà Mau; du khách đừng bỏ qua món ngon dân dã nhưng mang đậm hương vị của rừng, của biển. Đó là món ngon vọp nướng chấm muối tiêu chanh. Khi chế biến món vọp nướng; cũng có thể cho thêm một ít mỡ hành; đậu phộng để làm gia tăng thêm hương vị bùi bùi; béo béo của món ăn dân dã này. Khi nướng, vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất ngọt; để lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai và ăn không còn ngon, ngọt.
Thịt vọp chấm với muối tiêu chanh bạn sẽ thấy vị ngọt của vọp; vị thơm của các loại rau ăn kèm; vị chua cay tiêu chanh và vị mặn của muối; hòa quyện trong đó là mùi hương đặc trưng của than củi của khói bếp lò phảng phất…tất cả đã làm nên những món ăn ngon; đặc sắc mang đậm bản sắc địa phương. Ngoài ra bạn có thể thưởng thức thêm các món khách như vọp xào bồn bồn, vọp luộc gừng…Nhiều nhà hàng ở TP.Cà Mau đều có món vọp nướng đặc sản rừng ngập mặn này trong thực đơn nên du khách có thể dễ dàng tìm và thưởng thức món ăn này khi đến Cà Mau.
Nguồn: Thamhiemmekong.com