Tìm đến địa điểm linh thiêng tại Hà Nội – Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu thường được coi là một trong những điểm du lịch đẹp nhất của Hà Nội. Ban đầu được xây dựng như một trường đại học vào năm 1070 dành riêng cho Khổng Tử, các học giả và các nhà hiền triết, tòa nhà được bảo tồn cực kỳ tốt và là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc kiểu truyền thống của Việt Nam.
Địa điểm cổ kính này có một hồ văn học, Giếng Trời trong sáng, bia rùa, gian hàng, sân và lối đi từng được sử dụng bởi hoàng gia. Đến thăm Văn Miếu, bạn sẽ được khám phá những công trình kiến trúc lịch sử từ thời Lý và Trần ở một nơi tôn kính đã chứng kiến hàng nghìn tiến sĩ tốt nghiệp, nơi nay đã trở thành đài tưởng niệm về giáo dục và văn học.
Ban đầu trường đại học chỉ chấp nhận quý tộc, tầng lớp thượng lưu và các thành viên hoàng gia làm sinh viên trước khi cuối cùng mở cửa cho những ‘thường dân’ sáng giá hơn. Những sinh viên tốt nghiệp thành công đã được khắc tên của họ trên một tấm bia đá có thể được tìm thấy trên đầu các con rùa đá. Chi tiết sẽ được giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết này.
Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Nếu ai đã từng đến Hà Nội; nhất định phải đến Quốc Tử Giám quận Đống Đa để tham quan ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070; ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, tiên sư của đạo Nho; Văn Miếu còn là trường học của hoàng gia mà học trò đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở cạnh Văn Miếu, chính thức trở thành trường học dành riêng cho các con vua và con các bậc quyền quý trong triều.
Sau này, năm 1253, vua Trần Thái Tông cho phép Quốc Tử Giám thu nhận thêm những học trò thường dân xuất sắc. Đến đời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu bắt đầu dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ qua các khoa thi. Qua những năm tháng lịch sử thăng trầm, bia tiến sĩ hiện nay chỉ còn lại 82 bia được đặt xung quanh hồ Thiên Quang. Từ năm 1156, vua Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ mỗi Khổng Tử.
Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Bốn mặt đều là phố, phía Nam (cổng chính) là phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54.331m² bao gồm 5 khu chính được ngăn cách bằng tường và các cổng.
Khu thứ nhất
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn; hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Không gian của khu thứ nhất chủ yếu là cây xanh và thảm cỏ; và có hai hồ nước nhỏ nằm ở hai bên.
Khu thứ hai
Khu thứ hai của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các. Khuê Văn Các (Các vẻ đẹp của sao Khuê) là một lầu vuông tám mái; được xây dựng vào năm 1805. Tuy không phải là công trình kiến trúc đồ sộ; nhưng Khuê Văn Các được xây dựng rất hài hoà và độc đáo, chạm trổ tinh vi và sắc sảo. Thời xưa, Khuê Văn Các là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.
Khu thứ ba
Khu thứ ba bao gồm hồ nước Thiên Quang (giếng soi ánh mặt trời). Hồ có hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng; hai bên trái phải của hồ là 82 bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang; mặt bia đều quay về phía hồ. Giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình thờ bia hình vuông; 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống hồ Thiên Quang.
Khu thứ tư
Khu thứ tư là Đại Thành Môn và khu Điện Thờ – khu trung tâm của Văn Miếu Quốc Tử Giám; gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Đại Thành Môn là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền;… và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa. Phía sau Đại Thành Môn là khu Điện Thờ gồm toà ngoài nhà là Đại Bái Đường, toà trong là Thượng Điện. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông.
Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đều bỏ trống. Tại đây treo khá nhiều hoành phi câu đối. Còn Thượng Điện thì yên tĩnh và u tịch hơn, nơi đây thờ những vị tổ đạo Nho.
Khu cuối cùng của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khu cuối cùng là khu Thái Học. Trước kia đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử; cũng là Quốc Tử Giám, nơi rèn luyện nhân tài cho triều đại; nhưng đã bị quân Pháp phá hủy năm 1946. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000 với kiến trúc rất hài hoà với Văn Miếu phía trước.
Đây là khu di tích lịch sử nổi tiếng và nhất định phải tham quan Hà Nội, đến đây bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp từ thời cổ xưa qua từng triều đại phong kiến Việt Nam. Dù đã bị tàn phá nhiều; nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ lại được những vẻ đẹp tinh tuý nhất. Đến đây, du khách còn được tham quan những cửa hàng đồ lưu niệm vô cùng đẹp đẽ, bên cạnh đó, các sinh viên, học sinh cũng lựa chọn Văn Miếu là điểm đến hàng đầu để chụp kỉ yếu kết thúc đời học sinh, sinh viên của mình.
Nguồn: Vivuhanoi.com