Nhà tù Hỏa Lò – “Địa ngục của địa ngục” nơi trần gian
Trong trường hợp bạn muốn nghĩ rằng bạn đang ở một nơi ngọt ngào và ánh sáng, âm nhạc đáng ngại phát trên hệ thống âm thanh khi bạn đi qua các phòng là một gợi ý không quá tinh tế rằng nơi này đã chứng kiến một số điều khốn khổ. Đông Nam Á không nổi tiếng về sự thoải mái của các nhà tù vào thời kỳ tốt nhất; nhưng Nhà tù Hỏa Lò ở trung tâm thành phố Hà Nội có một lịch sử đặc biệt nghiệt ngã. Đây là một nơi tàn bạo. Một nơi tra tấn. Đó là khách sạn Hilton mà không ai muốn ở.
Nhà tù Hỏa Lò từng chiếm cả dãy nhà. Năm 1993, chính phủ Việt Nam quyết định rằng khu bất động sản đắc địa ở trung tâm thành phố Hà Nội này có thể được đưa vào sử dụng tốt hơn. Hầu hết các nhà tù ban đầu đã biến mất, một tòa nhà chọc trời hiện đại với các nhà hàng phương Tây cao cấp và các cửa hàng boutique giờ chiếm nhiều diện tích. Xem chi tiết thông tin về “nhà tù của những nhà tù” qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về nhà tù Hỏa Lò
Được xây dựng năm 1896 do thực dân Pháp nhằm giam giữ những người yêu nước, đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. Nhà tù vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ) – là làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò.
Khu di tích Hỏa Lò tọa lạc ngay vị trí trung tâm Hà Nội, thuộc vào khuôn viên của Hà Nội 36 phố phường, tại số 1, phố Hỏa Lò, q.Hoàn Kiếm. Với lịch sử gần 120 năm, nơi đây nay đã trở thành khu di tích tham quan thu hút rất đông các khách du lịch trong và ngoài nước.
Nhà tù Hỏa Lò – Từ địa ngục trần gian đến di tích lịch sử
Kiến trúc nhà tù được xây dựng vô cùng kiên cố cùng với những bộ máy tra tấn độc ác nhất. Bên cạnh nhà tù là tòa đại hình và sở mật thám, tạo thành thế chân kiềng, sẵn sàng đàn áp phong trào Cách mạng của nhân dân ta. Hoả Lò là công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương; đến con kiến cũng khó lòng qua nổi.
Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam.
Riêng hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang. Các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí và những tên cai ngục khét tiếng; có thâm niên cai quản nhà tù sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân.
“Địa ngục của địa ngục”
Nhà tù Hỏa Lò thực sự là địa ngục trần gian. Ngay từ khi chưa hoàn thành, tháng 1/1899, nhà tù đã đảm nhận việc giam người. Theo thiết kế ban đầu, Hỏa Lò chỉ đủ giam 500 tù nhân, nhưng nó đã nhiều lần được mở rộng để có thêm chỗ giam giữ tù nhân. Những năm 1950- 1953, Hỏa Lò giam cầm tới 2.000 người tù.
Nơi được coi là “địa ngục của địa ngục” là CaChot- một trong những nơi đáng sợ nhất. Phòng giam thì tối tăm, chật hẹp, không một chút ánh sáng. Tại đây người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm chân trong đêm.
Hay khu xà lim cũng là một nơi khủng khiếp không kém CaChot. Không những bị giam giữ trong ngục tối; hôi hám mà người chiến sỹ còn bị tra tấn về tinh thần. Đây là một trong những nơi sử dụng máy chém như thời Trung cổ. Những tử tù sau khi bị chém đầu thì đầu của họ sẽ bị bêu ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; (khu vực đài phun nước cạnh Hồ Hoàn Kiếm ngày nay). Bất cứ ai nhìn thấy vật dụng này phải nói là đều kinh sợ. Ngày nay khi đến với khu di tích này bạn sẽ được thấy những cảnh tượng được xây dựng; lại để thấy được sự tàn ác, dã man của bọn cai ngục với quân dân ta.
Chứng nhân lịch sử
Ngày nay, khu di tích này đã trở thành chứng nhân lịch sử, ghi dấu những chiến tích hùng vĩ của các chiến binh cách mạng của ta lừng danh một thời. Đây đã trở thành chiếc nôi rèn luyện; nuôi dưỡng sự trưởng thành của nhiều nhà cách mạng lớn; như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hoàng Tôn, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn… Nhiều người bị giam cầm; nhưng vẫn tìm cách vượt ngục để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Một chứng tích lịch sử ngàn năm còn đó như nhà tù Hỏa Lò sẽ trở thành địa điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua với những ai yêu thích lịch sử và muốn tìm hiểu về những gì đau đớn, xót thương nhất mà dân tộc ta phải trải qua để có được hòa bình như ngày hôm nay.
Nguồn: Vivuhanoi.com