Bật mí chế độ ăn và khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Bật mí chế độ ăn và khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
4 phút, 45 giây để đọc.

Khác rất nhiều so với người lớn, trẻ sơ sinh cần có chế độ ăn, bổ sung sữa đặc biệt bởi ở độ tuổi này trẻ chưa phát triển hoàn thiện về hệ tiêu hóa. Trong giai đoạn này của trẻ chỉ nên bổ sung sữa mẹ và sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Và tất nhiên chế độ ăn cho trẻ cũng cần phải khoa học. Các bữa ăn phải chia nhỏ, với thời gian và liều lượng phù hợp với thể chất của từng trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh cũng chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ ở thời điểm này khá nhạy cảm. Ngay cả với người mẹ, cũng cần có chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng khoa học để trong sữa mẹ có đủ chất giúp bé bú sữa mẹ có thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Và trẻ em cũng khá nhạy cảm trong ăn uống, mẹ ăn đồ ăn không hợp vệ sinh, rất dễ khiến trẻ bú sữa mẹ bị ảnh hưởng. Nên ở giai đoạn này người mẹ đặc biệt chú ý bổ sung dinh dưỡng giàu DHA, canxi…để trong sữa mẹ có đủ dưỡng, chất, bé bú sữa mẹ dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện, mẹ đã biết?

Do trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ bị ốm; chưa kể bé lại chưa nói được nên mẹ rất khó để biết nhu cầu của bé là gì; vì sao bé quấy khóc. Chính vì vậy, bố mẹ nên quan sát; và chú ý từng thay đổi hay biểu hiện dù là nhỏ nhất của trẻ.

Theo dõi hô hấp

Trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi cần nhỏ mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Nếu thấy bé hô hấp khó khăn; khò khè thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay; tránh để lâu có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp.

Thân nhiệt của trẻ

Trẻ con thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn người lớn; tuy nhiên mẹ cũng nên để ý quan sát thường xuyên. Vào ban đêm, thân nhiệt của bé có thể bị hạ xuống dễ dẫn đến viêm phổi; vì vậy nên để trẻ ở phòng thoáng khí, nhiệt độ phòng từ 28–30ºC; không quấn quá kĩ khiến bé ra mồ hôi rồi bị ngấm ngược trở lại.

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Chăm sóc da, rốn

– Với trẻ sơ sinh đủ tháng, bình thường vàng da; được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi; và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần; hoặc bố mẹ có thể mang bé đi chiếu đèn để điều trị vàng da.

Tuy nhiên nếu sau 1 tuần mà tình trạng vàng da không hết; hay bé bị vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân thì hãy đưa bé đi khám ngay mẹ nhé.

– Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng; và khô bằng cồn 70° và bông vô khuẩn

Song song với việc chú ý tới việc chăm sóc trẻ sơ sinh; thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cũng quan trọng không kém. Bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện; nên để tránh trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên tham khảo ngay chế độ ăn cho trẻ sơ sinh ngay sau đây.

Chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi sữa mẹ rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ được tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn nhờ có các dưỡng chất và chủng vi sinh vật có lợi. Bé tránh được các nguy cơ về bệnh tật và phát triển trí não tốt hơn.

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA giúp bé phát triển não bộ và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé qua nguồn sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, canxi, sắt, choline… vào thực đơn hàng ngày của mình (cá hồi, cá ngừ, dầu cá…). Ngoài ra, để bổ sung vitamin D, mẹ có thể cho bé phơi nắng để phát triển xương tốt hơn.

Bé từ 6 – 10 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn dặm, nhưng mẹ vẫn nên cho bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột công thức. Mẹ nên cho bé uống sữa phân theo độ tuổi. Trong chế độ ăn dặm của bé, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác vì lúc này bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.

Các loại rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, quả bơ, táo, kiwi, đu đủ… giúp bổ sung thêm vitamin C, canxi, chất xơ và protein… nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé
Thực phẩm giàu chất sắt: Trẻ sẽ mất dần lượng sắt dự trữ từ 6 tháng tuổi, nên mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt bò (theo tỉ lệ 1 phần thịt, 2 phần rau)
Thực phẩm giàu chất đạm: giúp nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ. Chất đạm có nhiều trong thịt gà, cá, pho mai, thịt nạc thăn, thịt bê non, đậu hũ, các loại hạt…

Nguồn: Kienthucmevabe.net

About Post Author

Tạ Hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.