10 thực phẩm cần tránh mẹ bầu không tuyệt đối không được ăn

10 thực phẩm cần tránh mẹ bầu không tuyệt đối không được ăn
6 phút, 8 giây để đọc.

Trong suốt hành trình hơn 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sống và hấp thụ nguồn dinh dưỡng được truyền trực tiếp từ người mẹ. Chế độ ăn uống dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng vì đây là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bản thân mẹ bầu khỏe mạnh sẽ giúp cho em bé dung nạp đủ các dưỡng chất thiết yếu để phát triển trong suốt thai kỳ. Vì lẽ đó, việc thực hiện và tuân thủ chế độ dinh dưỡng như thế nào luôn cần được quan tâm, giúp mẹ luôn khỏe mạnh và bé cũng phát triển toàn diện nhất.

Để có một chế độ ăn uống an toàn và đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài việc chú trọng đến các loại thực phẩm dinh dưỡng thì mẹ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến những loại thực phẩm cần tránh trong thời gian mang thai. Bài viết này sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những loại thực phẩm cần tránh được kê vào “danh sách đen” cần lưu ý trong suốt quá trình thai kỳ. Hãy cùng mvi.vn theo dõi hết bài viết này để có thêm thông tin hữu ích nhé!

Rau ngót

rau-ngot-hinh-anh

Rau ngót là loại rau giàu vitamin, sắt và chất xơ. Tuy nhiên, rau ngót chứa thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu mẹ bầu ăn rau này, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sảy thai do cổ tử cung co thắt.

Rau răm

thuc-pham-can-tranh-4

Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu. Đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy các mẹ bầu nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Rau sam

thuc-pham-can-tranh-3

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.
Tuy nhiên, thực nghiệm đã chứng minh nước ép rau sam có tác dụng kích thích tử cung rõ rệt. Khiến mức độ co bóp của tử cung tăng lên, dễ gây lưu thai. Vì vậy, đây là một thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế đối với mẹ bầu.

Rau má

rau-ma-hinh-anh

Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh về huyết áp. Giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài sự trẻ trung. Đồng thời cũng có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và có thể điều trị ngộ độc. Tuy nhiên loại rau này lại không được khuyến khích với các mẹ mang bầu.
Bà bầu ăn rau má hoặc uống nước rau má có thể bị sảy thai. Chướng bụng và làm lạnh bụng. Rau má cũng có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc chống co giật, thuốc gây buồn ngủ hay thuốc chống trầm cảm…

Mướp đắng

muop-dang-hinh-anh-1

Mướp đắng chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong thành phần nó có chứa Quinine, Monodicine,… Kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao.

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho thấy rõ ràng rằng thành phần nào trong mướp đắng có thể dẫn đến tác hại này. Nhưng thử nghiệm với chuột cho thấy rằng ăn nhiều mướp đắng có thể gây ra quái thai. Vì thế mướp đắng cũng được xếp vào danh sách các thực phẩm cần tránh cho mẹ bầu.

Ngoài ra, Vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc cho người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên các phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. 

Ngải cứu

ngai-cuu-hinh-anh

 

Thực phâm cần tránh tiếp theo đó là Ngải cứu. Ngải cứu là một loại rau giúp giảm nhức mỏi, giúp lưu thông máu, giảm đau ở bụng. Và nó được sử dụng trong một số biện pháp được sử dụng cho những người bị động thai hoặc sảy thai liên tục.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu, nó sẽ làm tăng nguy cơ tử cung chảy máu, co thắt. Và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, nếu có ý định ăn ngải cứu để dưỡng thai, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, những mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non không nên ăn nhiều ngải cứu.

Măng tươi

thuc-pham-can-tranh-2

Măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa. Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN). Là một chất cực độc với cơ thể.
Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase. Là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn măng tươi nhé!

Quả nhãn

qua-nhan-hinh-anh

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt, chứa nhiều glucose. Tuy nhiên, đây cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và có hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Quả dứa

thuc-pham-can-tranh-1

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Đu đủ xanh

du-du-xanh-hinh-anh-1

Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Chính vì vậy, không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín. Chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai. Và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các thực phẩm cần tránh. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh nhé!

Nguồn: Blogconyeu.com

About Post Author

Nguyễn Hảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.