Những địa điểm tham quan du lịch tại phố cổ Hội An

Những địa điểm tham quan du lịch tại phố cổ Hội An
5 phút, 2 giây để đọc.

Tỉnh Quảng Nam được chúng ta biết tến với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nổi bật nhất trong số đó chính là phố Hội An. Hội An cái tên không hề xa lạ với du khách trong và ngoài nước. Từ lâu Phố Cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Tại đây gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước. Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như minh chứng cho sự lâu đời. Đây là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều khách nhất Việt Nam.

Bên cạnh các giá trị văn hóa kiến trúc đa dạng được thế giới công nhận. Phố Cổ Hội An lưu giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ. Hội An giống như một bức tranh mộc mạc, đơn giản, giản dị và nên thơ ở dải đất miền Trung. Dù ngày hay đêm, nơi đây luôn mang trong mình vẻ đẹp không nơi đâu có được. Chính sự nhiệt tình, bình dị nơi đây để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Vậy khi đến Hội An du khách nên đi các điểm nào. Cùng lượn một vòng những địa điểm tham quan du lịch tại phố cổ Hội An

Những địa điểm tham quan du lịch tại phố cổ Hội An

Những điểm đến trong phạm vi phố cổ Hội An

Chùa Cầu

Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Chùa Cầu - Hội An

Hội quán Phúc Kiến

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Hội quán Triều Châu

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Vị trí: 176 Trần Phú

Hội quán quảng đông - hội an

Nhà thờ Tộc Trần

Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700). Xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Vị trí: Số 21 đường Lê Lợi.

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa được thành lập vào năm 1989. Bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… Phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đai Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).

Vị trí: Số 13 Nguyễn Huệ.

Nhà Cổ Tấn Ký

Nhà Cổ Tấn Ký được xây dựng cách đây gần 200 năm. Nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An . Nhà với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán. Mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.

Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống. Được tạo tác bởi những thợ mộc nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhanh nhẹn, thanh thoát, ấm cúng. Vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

Nhà cổ tấn ký - Hội An

Vừa rồi chúng đa đã đi một vòng những địa điểm tham quan tại Phố Cổ Hội An. Hy vọng đem lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy cùng mvi.vn đón đọc các tin tức mới về du lịch – ẩm thực.

Nguồn: Ivivu.com

About Post Author

Tiến Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.